• slide-6
  • slide-5
  • Slide 2

ĐỨC TÀI

TIẾP NHẬN KHÓ KHĂN - VƯỢT QUA VÀ PHÁT TRIỂN

;

Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước thải bình quân 12 –300 m3/tấnvải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải giặt có pH: 9 –12, hàm lượng chất hữu cơ cao (có thể lên đến 3000 mg/l), độ màu trên dưới 1000 Pt –Co, hàm lượng SS có thể bằng 2000mg/l. Thông thường công nghệ dệt -nhuộm gồm ba quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải.

Nhu cầu về nước và nước thải trong xí nghiệp dệt nhuộm

Công nghệ dệt nhuộm sử dụng nước khá lớn: từ 12 đến 65 lít nước cho 1 mét vải và thải ra từ 10 đến 40 lít nước.Nước dùng trong nhà máy dệt phân bố như sau:

+ Sản xuất hơi nước                                                                    5.3%

+ Làm mát thiết bị                                                                      6.4%

+ Phun mù và khử bụi trong các phân xưởng                            7.8%

+ Nước dùng trong các công đoạn công nghệ                           72.3%

+ Nước vệ sinh và sinh hoạt                                                      7.6%

+ Phòng hỏa và cho các việc khác                                             0.6%

Nước thải từ công nghiệp dệt cũng rất đa dạng và phức tạp, nhu cầu nước cho công nghiệp dệt cũng rất lớn. Từ đó lượng nước thải từ những công nghệ này cũng rất nhiều.

Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm cả các chất hữu cơ, các chất màu và các chất độc hại cho môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính có trong nước thải của xí nghiệp dệt, nhuộm bao gồm:

+ Tạp chất tách ra từ xơ sợi, như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các chất bẩn

dính vào sợi (trung bình là 6% khới lượng xơ sợi).

+ Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ: hồ tinh bột, tinh bột biến tính,

dextrin,  aginat,  các  loại  axit,  xút,  NaOCl,  H2O2,  soda,  sunfit...  Các  loại  thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại mầu là rất khác nhau và phần dư thừa đi vào nước thải tương ứng.

Bài viết khác
đặt lịch
zalo