Công ty Môi Trường Đức Tài là một trong những đơn vi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ vận hành trọn gói cho các hệ thống xử lý nước thải.
- Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm hàng đầu hiện nay là nguồn nhân lực của nhà máy chưa có chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải. Việc cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống đang là điều đáng quan tâm, Công ty Môi Trường Đức Tài chuyên cung cấp nguồn nhân lực có trình độ để vận hành hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình.
- Đo lường chất lượng nước
- Tính toán và điều chỉnh các thông số vận hành
- Tính toán liều lượng hóa chất sử dụng
- Tính toán nồng độ bùn sinh học
- Bảo trì máy móc thiết bị
- Phối hợp các thủ tục hồ sơ trong công trình với các đơn vị chức năng.
THUYẾT MINH HỆ THỐNG XỬ LÝ TÒA NHÀ
Thông số nước thải đầu vào sẽ được lựa chọn dựa trên các báo cáo kết quả khảo sát tính chất nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và dựa trên kinh nghiệm có sẵn của nhà thầu chúng tôi ở các trạm xử lý nước thải sinh hoạt có tính chất tương tự. Các thông số ô nhiễm điển hình được thể hiện trong bảng 1. Nồng độ nước thải sinh hoạt trong bảng này thể hiện tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Bảng 1- Thông số đầu vào trạm xử lý
STT |
Chỉ tiêu |
Nồng độ |
|
---|---|---|---|
Đơn vị |
Giá trị |
||
1 |
pH |
|
6 – 8 |
2 |
BOD |
mg/l |
250 |
3 |
COD |
mg/l |
500 |
4 |
TSS |
mg/l |
220 |
5 |
TN |
mg/l |
50 |
6 |
TP |
mg/l |
8 |
7 |
Dầu mỡ động thực vật |
mg/l |
80 |
8 |
Coliform |
MNP/100ml |
9.106 |
Nguồn: Từ các công trình xử lý tương tự.
Mức độ yêu cầu xử lý nước thải của Hệ Thống Xử Lý Nước Thải phụ thuộc vào mục đích nguồn tiếp nhận. Theo yêu cầu của đa số tòa nhà nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Cột B, QCVN 14-2008/BTNMT, đấu nối với hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
Bảng 2 – Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
QCVN 14:2008/BTNMT Cột B |
---|---|---|---|
1 |
pH |
mg/l |
5 – 9 |
2 |
BOD |
mg/l |
50 |
3 |
Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) |
mg/l |
100 |
4 |
Tổng chất rắn hòa tan(TDS) |
mg/l |
1000 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
4 |
6 |
Amoni tính theo nitơ |
mg/l |
10 |
7 |
Nitrat (NO3- ) (tính theo ni tơ) |
mg/l |
50 |
8 |
Dầu mỡ động thực vật |
mg/l |
20 |
9 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
10 |
10 |
Phosphat(PO43- - P) |
mg/l |
10 |
11 |
Tổng Coliform |
MPN/100ml |
5.000 |
QCVN 14:2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải sinh hoạt.
BỂ TỰ HOẠI
Bể tự hoại có nhiệm vụ thu gom nước thải đen. Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một (xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện ba chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng. Định kỳ 12 tháng cặn lắng trong bể được hút mang đi đổ bỏ theo quy định. Nước sau khi qua bể tự hoại được đưa sang bể điều hòa.
BỂ TÁCH MỠ
Nước thải sau khi qua bể tự hoại và nước thải từ quá trình chế biến thức ăn có lẫn dầu mỡ được đưa vào bể tách mỡ, dầu mỡ và các chất nổi có tỉ trọng nhẹ nổi lên trên mặt và được vớt định kì bằng thủ công. Phần nước sau khi tách dầu dẫn qua bể điều hòa.
BỂ ĐIỀU HÒA
Bể điều hòa được thiết kế nhằm cân bằng lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa được cấp khí khuấy trộn thông qua hệ thống máy thổi khí, ống và đĩa phân phối khí. Việc cấp khí giúp nước thải được khuấy trộn đều, làm ổn định nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải giúp hệ thống xử lý phía sau vận hành ổn định mà không cần phải điều chỉnh nhiều.
BỂ SINH HỌC THIẾU KHÍ – HIẾU KHÍ
Sau khi được điều hòa ổn định, nước thải được bơm qua bể xử lý sinh học. Ở phương án hệ thống thường được thiết kế bao gồm 02 bể sinh học được phối hợp nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (BOD,COD), nitrát hóa (phản ứng chuyển NH4+ thành NO3-) và khử nitrát (chuyển NO3- thành khí N2). Hai (02) bể sinh học này được thiết kế và vận hành ở 2 điều kiện môi trường khác nhau: thiếu khí (thiếu oxy)và hiếu khí (giàu oxy), trong đó bể thiếu khí đặt trước bể hiếu khí (xem hình 1). Bể hiếu khí (aerotank) có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ và nitrát hóa. Bể thiếu khí có nhiệm vụ khử nitrát. Để thực hiện việc khử nitrát, hỗn hợp bùn và nước ở cuối bể aerotank (có chứa nhiều nitrat) sẽ được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí (xem hình 1).
Bể thiếu khí Anoxic – TK04A/B được trang bị các máy khuấy chìm nhằm khuấy trộn đều bùn và nước thải, kích thích quá trình phản ứng khử nitrát.
Bể sinh học hiếu khí– TK05A/B được thiết kế nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (phần lớn ở dạng hòa tan) trong điều kiện hiếu khí (giàu oxy). Các vi sinh hiếu khí sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ tạo khí CO2 giúp quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng lượng. Phương trình phản ứng tổng quát cho quá trình phản ứng này được diễn tả như sau:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + tế bào mới + năng lượng + H2O
Ngoài việc chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, các vi sinh hiếu khí này cũng giúp chuyển hóa Nitơ thành Nitrát (NO3-) nhờ vi khuẩn có tên là vi khuẩn Nitrát hóa (Nitrifyinng micro-organisms). Phương trình phản ứng diễn tả quá trình này được trình bày ở dưới:
Nitrát hóa: NH4+ + 2O2 + 2HCO3- → NO3- + 2CO2 (khí) + 3H2O (1)
Nitrát sinh ra ở bể hiếu khí được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí (TK04) phía trước nhằm tiến hành quá trình khử NO3- theo phương trình phản ứng sau:
Khử NO3-: Chất hữu cơ + NO3- → N2 (khí) + CO2 (khí) + H2O + OH- (2)
Chất hữu cơ cấp cho phản ứng (2) có sẵn trong dòng vào của nước thải
Oxy được cấp vào bể hiếu khí nhờ hệ thống máy thổi khí, ống khí được bố trí đều dưới đáy bể.
Ngoài ra, nhằm duy trì lượng bùn lớn trong các bể hiếu khí và thiếu khí và giảm lượng bùn thừa sinh ra, bể hiếu khí sẽ được bổ sung thêm các vật liệu đệm sinh học di động (hay còn gọi là giá thể di động). Các vật liệu này là môi trường cho các vi sinh vật sính bám để phân hủy các chất hữu cơ. Các vật liệu đệm này làm bằng nhựa (PE), có diện tích bề mặt lớn (4850 m2/m3) giúp tăng cường khả năng tiếp xúc và nhẹ nên hoàn toàn có thể lơ lửng trong nước thải khi cấp khí vào bể.
Các vật liệu này giúp tăng hàm lượng vi sinh bên trong bể cao hơn so với công nghệ xử lý sinh học cổ điển (5000 – 8000 mg/l) giúp tăng cường khả năng chịu “sốc” tải của bể khi chất lượng nước thải thay đổi đột ngột và cũng giúp giảm lượng bùn thừa sinh ra trong quá trình xử lý do phần lớn bùn đã dính bám trên bề mặt vật liệu bên trong bể.
Để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý, nồng độ oxy hòa tan của nước thải trong bể hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2 mg/l bằng cách bố trí hệ thống phân phối khí đều khắp mặt đáy bể.
Ưu điểm của việc xử lý sinh học hiếu khí vật liệu đệm BIO MEDIA:
- Diện tích tiếp xúc bề mặt lớn 4850 m2/m3, tăng khả năng tiếp xúc của vi sinh vật (VSV) với nước thải à hiệu quả xử lý cao, chiếm ít diện tích.
- Chiếm tỉ lệ thể tích so với thể tích bể nhỏ, khoảng 3 – 5% thể tích bể. Do đó khi nồng độ nước thải vượt định mức thiết kế ban đầu, lúc đó chỉ cần thêm lượng giá thể Bio media vào bể MBBR.
- Lượng bùn sinh ra ítà tiết kiệm chi phí sử lý bùn, chi phí vận hành.
BỂ LẮNG BÙN SINH HỌC
Bằng cơ chế của quá trình lắng trọng lực, bể lắng có nhiệm vụ tách cặn vi sinh từ bể xử lý sinh học hiếu khí lơ lửng dính bám mang sang. Nước thải ra khỏi bể lắng có hàm lượng cặn (SS) giảm đến hơn 80%. Bùn lắng ở đáy ngăn lắng sẽ được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể xử lý sinh học hiếu khí để bổ sung lượng bùn theo nước đi qua ngăn lắng.
Phần bùn dư sẽ được chuyển định kỳ về bể chứa bùn, còn nước trong trên mặt bể sẽ chảy tràn sang bể trung gian.
BỂ KHỬ TRÙNG
Nước sau khi qua lọc áp lực sẽ được chuyển tới bể khử trùng. Tại đây hóa chất khử trùng được bơm định với nồng độ và lưu lượng ổn định vào bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Quá trình khử trùng nước xảy ra qua 2 giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT và được xả ra nguồn tiếp nhận.
BỂ CHỨA BÙN
Trong thời gian đầu khi vi sinh chưa ổn định được mật độ hoặc trong quá trình vận hành có cấy lại vi sinh thì lượng bùn lắng ở đáy bể sẽ được tuần hoàn gần như 100% về bể xử lý sinh học hiếu khí. Còn trong những thời điểm đã ổn định thì phần bùn lắng tuần hoàn lại chỉ khoảng 80% lượng bùn sinh ra, 20% lượng bùn bơm về bể chứa bùn TK08.
HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI
Để đám bảo vệ sinh môi trường cho khu vực xử lý, mùi hôi từ các bể sẽ được thu gom về hệ thống xử lý khí bằng quạt hút, các bể này được thiết kế có nắp đậy để tránh phát tán mùi ra xung quanh.
Hệ thống xử lý mùi hôi bao gồm quạt hút khí tử các bể và tháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Dòng khí ở trong tháp sẽ đi từ phía đáy tháp lên đi qua lớp than hoạt tính các chất gây mùi được hấp phụ, còn khí sạch sẽ dẫn ra ngoài